Phân biệt bệnh dị ứng và cảm lạnh – Puritrak https://puritrak.com Puritrak website Fri, 23 Feb 2024 02:57:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.1 https://puritrak.com/wp-content/uploads/sites/160/2020/10/cropped-Logo-Puritrak_RGB-1-300px-copy-32x32.png Phân biệt bệnh dị ứng và cảm lạnh – Puritrak https://puritrak.com 32 32 Phân biệt bệnh dị ứng và cảm lạnh đơn giản tại nhà https://puritrak.com/phan-biet-benh-di-ung-va-cam-lanh-don-gian-tai-nha/ https://puritrak.com/phan-biet-benh-di-ung-va-cam-lanh-don-gian-tai-nha/#respond Tue, 10 Oct 2023 04:00:28 +0000 https://puritrakcom.isoinaction.com/?p=2695 Phân biệt bệnh dị ứng và cảm lạnh đơn giản tại nhà
Phân biệt bệnh dị ứng và cảm lạnh đơn giản tại nhà

Bệnh dị ứng và cảm lạnh là 2 bệnh lý thường gặp vào mùa đông và có khá nhiều triệu chứng tương đồng nên rất dễ nhầm lẫn. Do đó, chúng ta  cần phân biệt để có hướng điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Dưới đây Puritrak xin chia sẻ cách phân biệt bệnh dị ứng và cảm lạnh đơn giản tại nhà.

1. Phân biệt bệnh dị ứng và cảm lạnh đơn giản tại nhà

1.1. Về nguyên nhân gây bệnh

Cảm lạnh: Là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một số loại virus

Tại sao phòng kín vẫn có bụi? bụi từ thú cưng
Nguyên nhân gây ra dị ứng từ lông động vật

Dị ứng: Là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức đối với các chất gây kích ứng từ môi trường xung quanh: bụi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc hoặc không khí bị ô nhiễm. 

1.2. Về khả năng lây nhiễm của 2 bệnh dị ứng và cảm lạnh

Cảm lạnh: Dễ lây nhiễm từ bệnh nhân sang những người có tiếp xúc gần

Dị ứng: Không lây nhiễm

1.3. Triệu chứng của 2 bệnh dị ứng và cảm lạnh

Tác động của ô nhiễm không khí đến người cao tuổi
Triệu chứng mắc bệnh cảm lạnh sẽ sốt, đau nhức toàn thân

Cảm lạnh: Triệu chứng xuất hiện từ từ sau một thời gian ủ bệnh, khỏi từ từ. Cảm lạnh có triệu chứng sốt và đau nhức toàn thân, dị ứng thì không có dấu hiệu này.

Dị ứng: Triệu chứng xuất hiện ngay khi tiếp xúc với dị nguyên, nếu loại bỏ yếu tố gây dị ứng thì triệu chứng sẽ hết. Dị ứng cũng có thể gây ngứa mắt và phát ban, trong khi cảm lạnh thường không có dấu hiệu này

2. Biện pháp phòng bệnh dị ứng và cảm lạnh

2.1. Biện pháp phòng bệnh dị ứng

Biện pháp phòng bệnh dị ứng đơn giản tại nhà
Biện pháp phòng bệnh dị ứng đơn giản tại nhà

Để có thể phòng được bệnh dị ứng hiệu quả bạn cần phải loại bỏ được các chất gây kích ứng từ môi trường xung quanh. Biện pháp hữu hiệu và được nhiều người ưa chuộng sử dụng nhất đó là sử dụng máy lọc không khí trong nhà.

Máy lọc không khí có khả năng loại bỏ các hạt bụi, phấn hoa, tóc, lông động vật… có kích thước siêu nhỏ từ 0,3 micron lên đến 99.97%. 

Lợi ích của máy lọc không khí
Lợi ích của máy lọc không khí

Bên cạnh đó máy lọc không khí hiện nay còn được tích hợp thêm rất nhiều tính năng như là diệt khuẩn, virus, loại bỏ mùi hôi, cấp ẩm và hút ẩm… giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo không khí luôn trong lành.

Xem thêm: Có nên dùng máy lọc không khí cho phòng ngủ

Ngoài việc sử dụng máy lọc không khí trong nhà, những người có tiền sử về bệnh dị ứng nên cân nhắc các biện pháp sau để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng:

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Hạn chế tiếp xúc với các nguồn dị ứng như bụi bẩn, lông động vật, hoa có mùi thơm mạnh hoặc phấn nhiều. Tránh môi trường có mùi lạ và khói thuốc lá.

Sử dụng khẩu trang khi cần thiết
Sử dụng khẩu trang khi cần thiết

Sử dụng khẩu trang khi cần thiết: Khi ra ngoài đường hoặc thực hiện công việc như quét dọn nhà, đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp khỏi allergen và tác nhân gây dị ứng.

Duy trì vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh các vật dụng như chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, và bọc đệm để hạn chế sự tồn tại và phát triển của ký sinh trùng và allergen.

Xem thêm: Các cách làm sạch không khí trong nhà

Sử dụng nước muối để rửa mũi: Khi xuất hiện triệu chứng viêm mũi dị ứng, sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối để rửa mũi. Cách này giúp loại bỏ phấn hoa và các tạp chất trong mũi và duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi.

2.2. Biện pháp phòng bệnh cảm lạnh

Để tăng khả năng phòng ngừa bệnh cảm lạnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Uống nước thường xuyên để phòng bệnh cảm lạnh
Uống nước thường xuyên để phòng bệnh cảm lạnh

Uống nước thường xuyên: Uống đủ nước để giữ cho cơ thể bạn luôn đủ nước, điều này giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch.

Bổ sung dinh dưỡng: Đảm bảo ăn đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và nâng cao sức đề kháng.

Dịu cổ họng kịp thời: Nếu bạn cảm thấy kích thích hoặc khó chịu ở cổ họng, hãy thử các biện pháp như súc miệng bằng nước ấm hoặc sử dụng viên ngậm ho để giảm cảm giác khó chịu.

Giữ ấm khi ra ngoài: Khi tiếp xúc với thời tiết lạnh, hãy đảm bảo bạn ăn mặc ấm áp để bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh. Các món ăn nóng như cháo hoặc uống trà ấm có thể giúp tạo ấm cho cơ thể sau khi ra ngoài trời lạnh.

Tập thể dục hàng ngày nâng cao sức khỏe
Tập thể dục hàng ngày nâng cao sức khỏe

Tập thể dục đều đặn: Tăng cường hoạt động thể dục có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ miễn dịch của bạn, giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh và các bệnh khác.

Trên đây là mẹo nhỏ giúp bạn phân biệt bệnh dị ứng và cảm lạnh đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị bởi các y bác sĩ có kinh nghiệm. Việc thực hiện các biện pháp phòng tránh là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh và cũng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền và thời gian trong tương lai.

Cần hỗ trợ thông tin về máy lọc không khí vui lòng liên hệ thông tin bên dưới bộ phận kỹ thuật của Puritrak sẽ hướng dẫn giải đáp thắc mắc cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Sản phẩm và dịch vụ Puritrak:

Máy lọc không khí diệt khuẩn: Có hiệu quả không?
Máy lọc không khí diệt khuẩn: Có hiệu quả không?

Thông tin liên hệ:

 

]]>
https://puritrak.com/phan-biet-benh-di-ung-va-cam-lanh-don-gian-tai-nha/feed/ 0