Phân loại màng lọc máy lọc không khí? Cách vệ sinh từng loại màng lọc không khí

Phân loại màng lọc máy lọc không khí
Phân loại màng lọc máy lọc không khí
Phân loại màng lọc máy lọc không khí

Một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của máy lọc không khí là loại màng lọc được sử dụng. Hiện nay, có nhiều loại màng lọc khác nhau, phục vụ cho các mục tiêu lọc không khí cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẽ cách phân loại màng lọc máy lọc không khí và cách vệ sinh từng loại để đảm bảo máy lọc không khí hoạt động hiệu quả.

1. Màng lọc máy lọc không khí là gì?

Màng lọc không khí là một thành phần quan trọng của hệ thống lọc, quyết định đến chất lượng của không khí sau khi lọc . Được sử dụng để loại bỏ các hạt bụi, vi khuẩn, vi trùng, chất độc hại và các chất gây ô nhiễm khác trong không khí.

2. Phân loại màng lọc máy lọc không khí

Các bộ lọc máy lọc không khí Airsen
Phân loại màng lọc máy lọc không khí

Màng lọc máy lọc không khí có thể được phân loại dựa trên loại vật liệu và tính năng lọc. Có 3 loại chính: 

Màng lọc thô: đây là loại màng lọc ban đầu, thường là một lớp lưới hoặc màng sợi. Được sử dụng để loại bỏ các hạt bụi lớn, phấn hoa, lông thú và các chất rắn khác có trong không khí.

Màng lọc than hoạt tính: Màng lọc này sử dụng than hoạt tính để hấp thụ các chất hữu cơ và hóa học có trong không khí, như các hợp chất độc hại, mùi hôi và khói.

Màng lọc than hoạt tính hấp thụ và loại bỏ mùi, các chất hữu cơ, hóa chất có trong không khí
Màng lọc than hoạt tính hấp thụ và loại bỏ mùi, các chất hữu cơ, hóa chất có trong không khí

Màng lọc HEPA: Màng lọc HEPA là loại màng lọc cao cấp, được phát triển để loại bỏ các hạt nhỏ có kích thước từ 0,3 micron với hiệu suất lọc trên 99,97%. Điều này bao gồm các vi khuẩn, vi trùng, phấn hoa và các hạt bụi siêu nhỏ.

Màng lọc HEPA có khả năng loại bỏ tới 99,97% các hạt có kích thước 0,3 µm hoặc lớn hơn
Màng lọc HEPA có khả năng loại bỏ tới 99,97% các hạt có kích thước 0,3 µm hoặc lớn hơn

Ngoài 3 màng lọc trên thì còn có một số màng lọc khác ví dụ như: màng lọc nano, màng lọc UV, màng lọc Ion âm.

3. Cách vệ sinh từng loại màng lọc không khí

Do cấu tạo và vật liệu làm ra của mỗi màng lọc là khác nhau, nên cách vệ sinh của từng loại màng lọc không khí cũng khác nhau.

Màng lọc thô: Khác với các màng lọc khác, riêng màng lọc thô bạn có thể vệ sinh bằng nước sạch.

Vệ sinh màng lọc thô máy lọc không khí
Vệ sinh màng lọc thô máy lọc không khí bằng nước sạch

Đối với các màng lọc không khí còn lại, để vệ sinh bạn nên dùng máy hút bụi hoặc chổi mềm. Tuyệt đối không nên để các màng lọc này dính nước sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của màng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả lọc.

Vệ sinh màng lọc than hoạt tính máy lọc không khí
Vệ sinh màng lọc than hoạt tính, màng lọc Hepa bằng máy hút bụi

 4. Khi nào nên thay màng lọc không khí 

Việc thay màng lọc không khí phụ thuộc vào loại màng lọc, mức độ ô nhiễm không khí và tần suất sử dụng máy lọc.

Đối với màng lọc thô: Tuổi thọ của màng lọc thô gắn liền với tuổi thọ của máy, do đó không cần thay mới màng lọc này. Tuy nhiên cần đảm bảo vệ sinh màng lọc định kỳ 1 – 2 lần/tháng. 

Màng lọc than hoạt tính: Thời gian thay màng lọc than hoạt tính phụ thuộc vào mức độ sử dụng của máy lọc không khí và môi trường sống. Thông thường, tần suất thay màng lọc than hoạt tính là từ 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, có thể có những trường hợp đặc biệt khi cần thay thế sớm hơn hoặc muộn hơn.

Màng lọc HEPA là lớp lọc quan trọng nhất trong máy lọc không khí, thời gian thay màng lọc HEPA thường là khoảng 12 đến 24 tháng, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm không khí và công suất máy lọc. Việc thay màng lọc HEPA định kỳ sẽ đảm bảo máy lọc không khí hoạt động hiệu quả và cung cấp không khí trong lành mạnh cho không gian sống của bạn.

5. Các bước vệ sinh màng lọc không khí

Bước 1: Tắt nguồn máy lọc không khí

Tắt nguồn máy lọc không khí
Tắt nguồn máy lọc không khí

Trước khi bắt đầu vệ sinh, hãy chắc chắn rằng máy lọc không khí đã được tắt hoàn toàn và ngắt kết nối với nguồn điện.

Bước 2: Tháo màng lọc ra khỏi máy

Tháo màng lọc ra khỏi máy
Tháo màng lọc ra khỏi máy

Màng lọc không khí thường nằm ở mặt trước hoặc mặt sau của máy. Hãy tháo màng lọc ra khỏi máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 3: Vệ sinh các màng lọc

Đối với màng lọc thô: nếu màng lọc quá bẩn bạn có thể đem đi rửa sạch.

Màng lọc than hoạt tính và màng lọc HEPA hãy làm sạch bằng máy hút bụi.

Sau khi được làm sạch hãy đảm bảo các màng lọc được khô ráo trước khi lắp lại vào máy.

Vệ sinh các màng lọc
Vệ sinh các màng lọc

Bước 4: Vệ sinh bề mặt ngoài của máy

Trong thời gian đợi màng lọc khô, bạn sử dụng khăn ướt hoặc dung dịch vệ sinh nhẹ để lau sạch bề mặt máy và bộ phận cảm biến.

Vệ sinh bề mặt ngoài của máy
Vệ sinh bề mặt ngoài của máy

Bước 5: Đặt lại màng lọc vào máy

Đặt lại màng lọc vào máy
Đặt lại màng lọc vào máy

Sau khi vệ sinh, hãy đặt lại màng vào máy theo thứ tự của nhà sản xuất. Đảm bảo màng lọc được đặt chính xác và khít chặt để đảm bảo không khí sạch được lọc qua màng trước khi được thải ra ngoài. Sau đó bật nguồn điện và kiểm tra xem máy lọc không khí có hoạt động bình thường không.

Màng lọc không khí đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các hạt bụi và chất độc hại khỏi không khí. Tùy thuộc vào phân loại màng lọc máy lọc không khí, bạn có thể vệ sinh hoặc thay thế để duy trì hiệu quả hoạt động của máy lọc không khí. Hãy tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và vệ sinh từng loại màng lọc định kỳ để đảm bảo không gian sống trong lành và thoải mái cho gia đình bạn.

Cần hỗ trợ thông tin về máy lọc không khí vui lòng liên hệ thông tin bên dưới bộ phận kỹ thuật của Puritrak sẽ hướng dẫn giải đáp thắc mắc cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Sản phẩm và dịch vụ Puritrak:

Tác dụng của máy lọc không khí đến sức khỏe
Tác dụng của máy lọc không khí đến sức khỏe

Thông tin liên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.